-
Đào tạo chuyên nghiệp Giờ ngoại khoá Môi trường làm việc hiện đại, đảm bảo

Du Học Nhật Bản

Du Học Nhật Bản ngày càng thu hút được sự quan tâm của các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên. Là cường quốc kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới, Nhật Bản rất chú trọng đầu tư vào hệ thống giáo dục, chính điều này đã hình thành nên một cơ sở hạ tầng giáo dục chất lượng cao, đa ngành đào tạo với bằng cấp không những được công nhận trong phạm vi quốc gia mà là trên toàn thế giới. Với mục đích cung cấp thêm thông tin về du học Nhật Bản và chắp cánh ước mơ du học Nhật Bản cho các bạn học sinh quan tâm, Công ty cổ phần Nhân Lực Thuận Thảo trân trọng thông báo Tuyển sinh du học Nhật Bản kỳ nhập học tháng 4 năm 2014.
   Công ty cổ phần Nhân Lực Thuận Thảo đang là đại diện trực tiếp của rất nhiều trường học của Nhật Bản tại Việt Nam và với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động gửi học sinh đi du học tại Nhật Bản, New Ocean đảm bảo mang lại cho các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh sự thuận tiện cũng như nhiều lợi ích nhất khi tham gia du học qua công ty. Để tiếp tục cho các giai đoạn tới, Công ty cổ phần Nhân Lực Thuận Thảo xin thông báo chương trình “Tuyển sinh du học Nhật Bản tháng 4-2014” với nhiều trường Nhật ngữ uy tín, nhiệt tình, đảm bảo 100% việc làm thêm cho du học sinh.
1. Đối tượng tuyển sinh du học Nhật Bản
  • Các bạn trẻ có mơ ước, nhiệt huyết, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, có tinh thần và ý chí vươn lên để hoàn thiện bản thân.
  • Tốt nghiệp THPT trở lên. Tuổi từ 18-30.
  • Công ty cổ phần Nhân Lực Thuận Thảo tiếp nhận cả hồ sơ các bạn học sinh THPT. Công ty sẽ đào tạo tiếng Nhật cho các bạn từ 3 tháng đến 1 năm.
  • Đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao Đẳng, Đại học ở Việt Nam là một lợi thế.
  • Không yêu cầu phải biết tiếng Nhật từ trước. Công ty cổ phần Nhân Lực Thuận Thảo sẽ đào tạo tiếng Nhật cho các bạn cho đến khi xuất cảnh.
2. Chương trình học tại Nhật Bản
Trước khi sang Nhật du học các bạn học sinh sẽ học tiếng Nhật và chuẩn bị hồ sơ ở Việt Nam (Từ 3-6 tháng).
Chương trình học tại Nhật Bản gồm có 2 giai đoạn:
  • Giai đoạn 1: Học tiếng Nhật và chương trình dự bị Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Cao học…(1 năm hoặc 2 năm)
  • Giai đoạn 2: Theo học các bậc Trung cấp (2 năm), Cao đẳng (3 năm), Đại học (4-5 năm), Cao học (2 năm)…Học sinh chọn ngành học mà mình yêu thích.
Công ty cổ phần Nhân Lực Thuận Thảo liên kết với các học viện Nhật ngữ liên thông trực tiếp lên một số trường cao đẳng, đại học thuộc cùng hệ thống. Du học sinh du học Nhật đăng ký học tiếng tại đây sẽ được học thẳng lên trường cao đẳng, đại học trong cùng hệ thống (không phải thi đầu vào).
3. Việc làm thêm
Du học sinh được nhà trường và trung tâm tư vấn du học Nhật Bản giới thiệu việc làm thêm tại các nhà hàng, siêu thị, nhà máy…. (Các công việc du học sinh thường làm: lau dọn, rửa bát, bưng bê, tính tiền, phát báo, đóng gói cơm hộp, làm việc tại xưởng,.v.v….). Ngoài giờ học, các bạn được phép làm thêm 4h/ngày, các ngày nghỉ lễ và các kỳ nghỉ được phép làm thêm 8 giờ/ ngày, đủ để trang trải mọi chi phí sinh hoạt, học tập và tự lập về mặt tài chính.
4. Hồ sơ du học Nhật Bản cần chuẩn bị:
  • Bằng THPT (Bản gốc kèm theo 2 bản photo công chứng)
  • Các bằng cấp cao hơn nếu có (bằng trung cấp, cao đẳng, đại học…) (Học sinh chuẩn bị bằng gốc kèm theo 2 bản photo công chứng)
  • Học bạ cấp 3 và kết quả học tập của các bậc học cao hơn (Bản gốc kèm 2 bản photo công chứng)
  • Xác nhận công việc (nếu đã đi làm)
  • Giấy khai sinh (bản sao có dấu đỏ)
  • CMT bản thân photo công chứng (3 bản)
  • CMT bố và mẹ photo công chứng (mỗi người 3 bản)
  • Hộ khẩu gia đình photo công chứng (3 bản)
  • Ảnh 3×4 (12 ảnh)
  • Ảnh 4.5×4.5 (2 ảnh)
Ảnh chụp phải mặc áo sơ mi có cổ, nền trắng.
5. Các kỳ nhập học của Nhật Bản:
Chương trình học tiếng Nhật tại trường Nhật ngữ kéo dài từ 1 năm đến 2 năm tùy vào từng thời điểm nhập học và tùy vào từng trường Nhật ngữ.
- Nhập học tháng 1: Khóa học 1 năm 3 tháng.
- Nhập học tháng 4: Khóa học 2 năm.
- Nhập học tháng 7: Khóa học 1 năm 9 tháng.
- Nhập học tháng 10: 1 năm 6 tháng.
Lưu ý: Thời gian học ở trên có thể khác với từng trường Nhật ngữ
Nội dung học : Trong suốt khóa học, Du học sinh tham gia các chương trình học, hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về đất nước, văn hóa và con người Nhật, nhăm nâng cao năng lực tiếng Nhật của bản thân, phục vụ cho mục đích học tiếp lên các loại hình giáo dục cao hơn hoặc làm việc trong các công ty của Nhật.
Chương trình học tại trường Nhật ngữ phong phú đa dạng, phù hợp với khả năng, đáp ứng đầy đủ nguyện vọng, mục đích học tập của du học sinh.
Khóa học luyện thi EJU giúp các bạn du học sinh thi đỗ vào các trường đại học hàng đầu.
Khóa học luyện thi cao học giúp các bạn du học sinh trau dồi, nâng cao năng lực tư duy logic, năng lực tiếng Nhật phục vụ cho mục đích nghiên cứu các lý luận - ứng dụng chuyên sâu để học lên cao học.

Khóa học về thương mại giúp các bạn du học sinh nắm chắc các kĩ năng cơ bản để làm việc ở công ty Nhật.

ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI NHẬT BẢN

Nói đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ ngay đến một cường quốc có sự phát triển đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ trong khi đó dân số Nhật Bản là một nước có dân số già, nguồn tài nguyên khan hiếm vậy tại sao Nhật Bản lại có một nền kinh tế vững mạnh như vậy?
 Về điều kiện tự nhiên, thì Nhật Bản  là một quần đảo trên 3000 đảo phía ngoài lục địa châu Á ;Diện tích la: 377.834km²;Dân số 128 triệu người( 1/2012 );Thủ đô Tokyo; Các thành phố chính: Osaka, Nagôya, Sappôrô, Kôbe; Tôn giáo chủ yếu đạo Phật .
Đất nước này nằm ở phía Đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam.   
Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.với 4 mùa rõ rệt, Nhật Bản tự hào là một đảo quốc với thiên nhiên tuyệt đẹp  được đánh giá là 1 trong 10 nước đẹp nhất thế giới. Mùa xuân vào tháng 4 với hoa Sakura, nở rộ làm ngây ngất lòng người, mùa thu với bức tranh đổi màu của lá –Momiji, mùa đông với thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn hóa lâu năm, Nhật Bản ngày càng thu hút nhiều du học sinh đến học tập và làm việc.
Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là: Honshu,Hokkaido, kyushu , okinawa. Phần lớn đảo ở Nhật Bản có rất nhiều núi và núi lửa.
Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì và bạc, và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ và than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật Bản khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn, và vì quốc gia này chỉ trồng cấy được một số cây trồng như lúa gạo, nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Tuy là một quốc gia rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên nhưng mà Nhật Bản luôn là  một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nhệ và đứng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm nội địa và là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên của tổ chức liên hợp quốc .
Hơn nữa Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực về nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc, nghiên cứu y học. Gần 700.000 nhà nghiên cứu chia sẻ 130 tỉ USD của ngân sách nghiên cứu và phát triển, đứng hàng thứ 3 trên thế giới Nhật Bản là một trong những nước có những phát minh trong các lĩnh vực điện tử, ô tô, máy móc, robot công nghiệp, quang học, hóa chất, chất bán dẫn và kim loại. Nhật Bản dẫn đầu thế giới trong ngành khoa học robot, đây là quốc gia sở hữu hơn nửa (402.200
trong tổng 742.500) số robot cho công nghiệp sản xuất Nhật Bản đã phát minh ra QRIO, ASIMO và Aibo. Nhật Bản cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu cũng như 7 trong số 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.
Các nhà nghiên cứu Nhật  luôn khẳng định được mình qua các lần đoạt giải Nobel.
Về hệ thống giáo dục của Nhật Bản thì  tiểu học, trung và đại học được áp dụng ở Nhật như một trong các cải cách thời Minh Trị. Từ năm 1947, Nhật Bản áp dụng hệ thống giáo dục bắt buộc gồm tiểu học và trung học trong chín năm cho học sinh từ sáu đến mười năm tuổi. Hầu hết sau đó đều tiếp tục chương trình trung học và khoảng 75,9% học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học lên bậc đại học, cao đẳng hay các chương trình trao đổi giáo dục khác . Giáo dục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao đặc biệt ở các kì thi tuyển sinh đại học, điển hình là các kì thi tuyển của hai trường đại học cao cấp Tokyo và Kyoto. Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế hợp tác OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới.
Nhật Bản còn có các mỹ danh là "xứ sở hoa anh đào", vì cây hoa anh đào (桜 sakura) mọc trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa "thoắt nở thoắt tàn" được  người Nhật yêu thích phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống và chết đều quyết liệt của dân tộc họ;  Là "đất nước hoa cúc" vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay; "đất nước Mặt Trời mọc" vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông, tổ tiên của họ là nữ thần Mặt Trời Amaterasu (天照 Thái dương thần nữ).
Về con người Nhật Bản có tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài. Họ luôn tìm tòi và học hỏi làm sao tích lũy được nhiều  kinh nghiệm cho mình. Chính tinh thần hiếu kỳ óc cầu tiến của người Nhật là động lực thúc đẩy họ trở thành một nước tiên tiến đứng thứ 2 thế giới. Ý thức tập thể cao, trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi ra đề cao cái chung, họ có thể cạnh tranh với nhau, song cũng có lúc họ bắt tay với nhau đẻ đạt được mục đích chung để đánh bại đối thủ nước ngoài. Người Nhật Bản rất tôn trọng thứ bậc và địa vị,đây là tập tục có từ lâu đời của người Nhật, người Nhật có óc thẩm mỹ rất cao, họ biết sắp xếp công việc và cách trang trí nhà cửa, xếp đồ đạc hay cách bài trí bữa cơm. Họ không chỉ biểu hiện bên ngoài mà còn cả lối sống, suy nghĩ và cung cách làm việc của họ, người Nhật có tính tiết kiệm và làm việc chăm chỉ, lòng trung thành của họ được khẳng định. Họ tăng cường sức mạnh của mình bằng cách nuôi dưỡng tình cảm trung thành của các công nhân  bằng cách đào tạo có chế độ đãi ngộ rất tốt đẻ thu hút nguồn nhân lực . Xã hội Nhật Bản là một xã hội có sự cạnh tranh quyết liệt nhưng không tạo sự cạnh tranh giữa các cá nhân mà các cá nhân phải làm việc quên mình cho sự cạnh tranh của nhóm. Người Nhật luôn làm theo mục tiêu đã định, tôn trọng thứ bậc trong xã hội, cần cù và có tính trách nhiệm cao, yêu thiên nhiên và có khiếu thẩm mỹ, tinh tế , khiêm nhường và luôn luôn giữ chư tín. Nói tóm lại đất nước Nhật Bản  là một đất nước đầy tiềm năng để chúng ta hướng tới .

Thị trường lao động Hàn Quốc mở cửa trở lại

Hiện cả nước còn khoảng 12.000 lao động đã vượt qua kỳ thi tiếng Hàn năm 2011 và 2012 vẫn đang bị gác hồ sơ sang Hàn Quốc làm việc vào cuối năm ngoái. Với những động thái mới nhất từ Chính phủ hai bên, nhiều khả năng trong thời gian tới, cơ hội sẽ mở ra.
Thị trường lao động Hàn Quốc mở cửa trở lại


Có thể cấp phép ngay trong năm 2013
Ngày 9-9, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam cùng Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc đã ký kết Thỏa thuận giữa Bộ Lao động 2 nước “về việc tiếp tục thực hiện quy trình đưa người lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS)”. Theo bản thỏa thuận này, hai bên sẽ đàm phán để tiến tới ký kết “Bản ghi nhớ đặc biệt về phái cử lao động sang Hàn Quốc theo Chương trình Cấp phép việc làm” trong thời gian sớm nhất.
Cũng theo bản thỏa thuận này, có 3 nhóm đối tượng sẽ được ưu tiên giới thiệu với các chủ sử dụng lao động bên Hàn Quốc gồm những lao động đã đỗ các kỳ Kiểm tra năng lực tiếng Hàn theo EPS vào tháng 12-2011 và tháng 8-2012; những ứng viên thuộc huyện nghèo đã đăng ký Kiểm tra TOPIK – EPS tháng 8-2012 nhưng chưa được tham gia kiểm tra; những lao động đã về nước đúng hạn và đã đỗ kỳ kiểm tra EPS-TOPIK trên máy tính mà chưa sang lại Hàn Quốc. Nếu thuận lợi, những người lao động thuộc các đối tượng nêu trên có cơ hội sang làm việc tại Hàn Quốc ngay trong năm 2013.
Phải ký quỹ 100 triệu đồng
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 1465/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (EPS). Theo Quyết định này, từ 21-8-2013, người lao động Việt Nam trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Quyết định cũng nêu rõ, người lao động thuộc đối tượng vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội khi đi làm việc ở nước ngoài được vay tối đa 100 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ.
Điểm đáng chú ý, số tiền ký quỹ này sẽ được hoàn trả (bao gồm cả gốc và lãi) cho người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng về nước đúng hạn. Trường hợp người lao động về nước trước thời hạn do vi phạm hợp đồng thì tiền ký quỹ sẽ được sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra, nếu còn thừa sẽ được trả lại cho người lao động, nếu không đủ thì người lao động phải nộp bổ sung. Còn trong trường hợp người lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn, ở lại cư trú và làm việc trái phép tại Hàn Quốc, tiền ký quỹ sẽ không được hoàn trả.
Với phương thức yêu cầu người lao động phải ký quỹ mới được sang Hàn Quốc làm việc, Bộ LĐ-TB&XH kỳ vọng, tình trạng lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước, bỏ trốn, cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc sẽ được hạn chế tối đa. Từ đó, uy tín và thương hiệu của người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được nâng cao, nhất là không tái diễn tình trạng lao động Việt Nam bị phía Hàn Quốc “cấm cửa” tiếp nhận như thời gian qua.

Trao đổi với báo chí chiều 10-9, ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐ-TB&XH cho biết, mặc dù đã đi đến thoả thuận sẽ xúc tiến các giải pháp để ký lại biên bản ghi nhớ đặc biệt, tuy nhiên Hàn Quốc cũng yêu cầu chúng ta phải gấp rút hoàn thiện các thủ tục về ký quỹ, thành lập Văn phòng quản lý lao động tại Hàn Quốc, cũng như phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu số lượng lao động bỏ trốn do hết hạn hợp đồng chưa về nước.

                                                                                                            Theo An ninh thủ đô

Thông tin đơn hàng Đài Loan

THÔNG BÁO TUYỂN ĐƠN HÀNG ĐÀI LOAN
Ngày 19/10/2013
Công ty VN
Công ty CP Nhân lực Thuận Thảo
NHÀ MÁY ĐÀI LOAN
Cự Hưng - Siêu Kỹ 
Địa điểm
Đài Bắc
Thời hạn hợp đồng
3 năm
Nội dung công việc:
Mô tả công việc
Cơ khí ( Hàn)
sản phẩm: Hàn thang máy, thang máy chở hàng.
THÔNG BÁO TUYỂN ĐƠN HÀNG CƠ KHÍ  ĐÀI LOAN Ngày 19/10/2013


Mức lương cơ bản
19.047 Đài tệ/tháng
Làm thêm
tăng ca tốt
Tiền ăn, ở
Trừ theo quy định
Dự kiến xuất cảnh
 tđang cập nhật...
Thời hạn nhận Form
Từ 19/10/2013
Thời gian nhà máy tuyển trực tiếp
Sơ tuyển trực tiếp trong tháng 10.
Điều kiện Tuyển
Số Lượng
1 lao động
Giới Tính
Nam
Chiều cao
165 trở lên
Cân nặng
58 Kg trở lên
Tuổi
Từ 25 đến 30
Học Lực
Cấp 3 trở lên
Tình trạng hôn nhân
không bắt buộc
Ngoại ngữ
Không giới hạn
Kinh nghiệm, tay nghề
Ưu tiên học viên có kinh nghiệm hàn giỏi,nhìn hiểu bản vẽ,hàn theo mẫu.
Yêu Cầu Khác
Lấy cả lao động đã đi Đài Loan làm việc về

Mọi thông tin xin liên hệ phía dưới

Xuất khẩu lao động Nhật Bản: Cửa mở nhưng không dễ

Đơn đặt hàng yêu cầu nhân lực của Nhật Bản dành cho lao động Việt Nam đang tăng mạnh. Tuy nhiên, những chính sách siết chặt trong quản lý trong thời gian lao động cũng được áp dụng.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Văn Thanh, Cục phó Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Nhật Bản là thị trường lao động hấp dẫn đối với người lao động bởi nhu cầu cần nhiều và mức lương khá cao. Hiện, Cục đang tiếp tục đàm phán với phía Nhật Bản nhằm tăng cường số lượng xuất khẩu lao động sang nước bạn.

Trái với lo ngại rằng, thị trường xuất khẩu lao động sang Nhật Bản sẽ sụt giảm sau thiệt hại của động đất, sóng thần hồi đầu tháng 3 vừa qua, thị trường này lại bất ngờ trở nên sôi động. Cụ thể, nếu như trong 3 tháng đầu năm, trung bình, cả nước chỉ có hơn 200 lao động sang Nhật Bản làm việc mỗi tháng, thì trong tháng 4, đã có tới gần 600 người và tháng 5 là gần 500 người xuất cảnh sang thị trường này làm việc. Nguyên nhân của sự tăng trưởng đặc biệt này là gì thưa ông?

Thảm họa động đất mạnh 8,9 độ Richter xảy ra ở miền bắc Nhật Bản cách thủ đô Tokyo 400 km ở độ sâu 20 dặm (32 km) đã gây thiệt hại lớn và gây ra sóng thần quanh Thái Bình Dương và sau đó dẫn đến sự cố ở nhà máy điện nguyên tử ở Fukushima. Tuy nhiên, kể cả trong thời điểm nhạy cảm nhất toàn bộ TNS Việt Nam đều an toàn và làm việc bình thường, không có trường hợp nào tự ý bỏ về nước. Thậm chí, có nhiều TNS còn tình nguyện làm thêm giờ để góp tiền ủng hộ những nạn nhân của trận động đất, sóng thần. Với sự thể hiện đó, người lao động Việt Nam đã giành được thiện cảm đặc biệt trong mắt chủ sử dụng lao động ở đất nước này, bởi tinh thần trách nhiệm và tinh thần tương thân tương ái khi hoạn nạn xảy ra. Hiện nay, số lượng hợp đồng cung ứng lao động đi làm việc tại Nhật Bản đăng ký tại Cục tăng cao so với trước. Các doanh nghiệp phái cử cũng cho biết, họ ký kết được nhiều đơn hàng với các điều khoản có lợi cho người lao động.

Được biết, Việt Nam sẽ cung cấp nhân lực cho cả những ngành nghề đòi hỏi chất lượng cao?

Nhu cầu lao động tại Nhật Bản tăng mạnh sau động đất, sóng thần.
Nhu cầu lao động tại Nhật Bản tăng mạnh sau động đất, sóng thần. (Ảnh: CTV)

Cục đang tiếp tục bàn bạc, đàm phán phía Nhật Bản để áp dụng chương trình đưa y tá, hộ lý VN đang làm việc trong các bệnh viện để sang làm việc tại đây. Đây sẽ là một lĩnh vực rất tiềm năng để các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam nghiên cứu, lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của Nhật. Riêng với Cục, ngoài chương trình TNS, sẽ có thêm nhiều chương trình cao cấp dành cho đối tượng là kỹ sư có vốn ngoại ngữ tốt để có thể làm việc độc lập ngay.

Nhu cầu lao động tại Nhật Bản tăng mạnh sau động đất, sóng thần. (Ảnh: CTV)
Có một thực tế, hiện nhiều doanh nghiệp đang đau đầu vì không tuyển đủ lao động sang làm việc ở những thị trường truyền thống ít đòi hỏi như Maylaysia, Đài Loan. Trong khi đó, Nhật Bản lại là thị trường đòi hỏi khá cao. Nếu vậy, vấn đề đáp ứng nhân lực sang Nhật Bản sẽ càng khó khăn?

Thực tế sang Nhật Bản xuất khẩu lao động trong giai đoạn hiện nay không còn khó như nhiều người vẫn lo ngại. Phía bạn đã sang tận VN để tuyển trực tiếp với yêu cầu trình độ cao hơn so với các thị trường lao động phổ thông Maylaysia, Đài Loan. Tuy nhiên người lao động lại không cần tay nghề cao, bởi phía bạn sẽ dạy nghề và trả lương TNS cho người lao động.

Mức thu nhập bình quân của mỗi TNS khoảng 80.000 – 100.000 Yên/tháng, tương đương 900 - 1.000 USD/tháng (hơn 20 triệu đồng/tháng/người). Công việc đang cần lao động Việt Nam nhiều nhất là cơ khí, may mặc, điện tử, nông nghiệp, chế biến thủy sản...Vì thế, Nhật Bản đang là địa chỉ hấp dẫn đối với sinh viên mới ra trường đã được đào tạo bài bản.

Mức chi phí mà người lao động phải trả để được sang Nhật làm việc là bao nhiêu thưa ông?

Hiện nay, chi phí tối đa không được 1 tháng lương (khoảng 1.000 USD/tháng/người). Ngoài ra, có DN còn đưa ra mức thấp hơn nữa. Bên cạnh đó, vé máy bay, chỗ ở được hỗ trợ miễn phí toàn
bộ.

Trên 18.000 tu nghiệp sinh Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản. (Ảnh: CTV)

Trên 18.000 tu nghiệp sinh Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản. (Ảnh: CTV)

Lại thêm một thực trạng đã diễn ra tại Nhật là có đến 30% TNS đã bỏ trốn không về nước khi hết hạn hợp đồng lao động. Nhất là khi Nhật Bản áp dụng cơ chế, yêu cầu các chủ sử dụng lao động nước ngoài không nhận tiền đặt cọc của TNS (kể từ ngày 1/7/2010). Tình trạng này cũng đã diễn ra tại Hàn Quốc, khiến thị trường này lo ngại nên đã tạm dừng tiếp nhận lao động Việt Nam?

Đây thực sự là vấn đề nan giải đã được Cục lường trước và rút kinh nghiệm. Tình trạng bỏ trốn sẽ hạn chế trong thời gian tới, bởi Cục đã yêu cầu các công ty phái cử và doanh nghiệp tiếp nhận thít chặt ngay từ khâu tuyển và đảm bảo các chế độ tốt nhất cho người lao động. Ngoài ra, Nhật Bản cũng sẽ mạnh tay hơn trong việc kiểm soát người lao động nước ngoài đang làm việc tại đây, nếu TNS bỏ trốn bị bắt được sẽ trục xuất ngay về nước. Cùng đó, nếu chính sách trong nước tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận TNS về nước “cống hiến” kèm lẫn mức lương khá cũng sẽ hạn chế được tình trạng bỏ trốn này.

Xin cảm ơn ông!

Thị trường lao động Đài Loan rất phức tạp


(baodautu.vn) Vụ việc 4 lao động Việt Nam trên tàu cá Hsieh Ta (Đài Loan) phải nhảy xuống kênh đào Panama để trốn cho thấy, thị trường lao động Đài Loan rất phức tạp, chứ không phải toàn màu hồng như một số doanh nghiệp “tô vẽ”.

Theo bà Hoàng Kim Anh, Bí thư thứ ba Đại sứ quán Việt Nam tại Panama, qua tiếp xúc, 4 thuyền viên này cho biết, cuộc sống trên tàu quá vất vả và phải đi biển quá lâu, trong đó có người lênh đênh trên biển suốt 14 tháng trời, nên không chịu nổi và muốn trở về Việt Nam.


Các thuyền viên Việt Nam giao chứng minh nhân dân cho viên chức SENAN kiểm tra - Ảnh: SENAN

Khi tàu đang từ Đại Tây Dương băng qua kênh đào Panama, 4 thuyền viên ôm phao nhảy khỏi tàu rồi bơi đến ôm cột phao hoa tiêu cho tới sáng 15/8. Thấy ca nô của hải quân Panama đi tuần, các thuyền viên chủ động gọi và được cứu.

Ngày 19/8, cả 4 thuyền viên đã được nhập cảnh về nước. Trao đổi với báo chí sau đó, các lao động này cho biết thêm, không chỉ điều kiện làm việc khắc nghiệt, phải làm việc 17 - 18 tiếng một ngày, bị chủ tàu quản chặt như nô lệ, mà thức ăn cũng chỉ là cá làm mồi câu cá ngừ.

Một số ý kiến cho rằng, không loại trừ khả năng các lao động này nhảy tàu vì muốn trốn ở lại Panama làm việc trái phép. Thực hư trong câu chuyện kể của 4 lao động này như thế nào hiện đang chờ các cơ quan chức năng điều tra, xác minh kết luận từ cả hai phía.

Tuy nhiên, dù kết quả điều tra như thế nào đi nữa, thì một điều chắc chắn là, thị trường lao động Đài Loan khá phức tạp, chứ không chỉ đơn giản như những gì mà các công ty xuất khẩu lao động luôn “tô vẽ” với người lao động. Không chỉ bây giờ, mà từ nhiều năm trước, đã từng có khá nhiều thông tin về tình trạng lao động Việt Nam tại Đài Loan bị ngược đãi. Thế nên, dù vẫn là thị trường trọng điểm tiếp nhận lượng lớn lao động Việt Nam, nhưng tỷ lệ bỏ trốn của lao động Việt Nam tại đây cũng không hề thấp.

Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong 7 tháng đầu năm nay, Đài Loan là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất, với hơn 23.000 người. Theo ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, tiềm năng và nhu cầu của thị trường lao động này là rất lớn. Tuy nhiên, tại thị trường này đã nảy sinh không ít bất cập ở cả 3 bên: doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại Việt Nam, chủ sử dụng Đài Loan và người lao động.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Đặng Như Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho biết, trong khi lao động thiếu ý thức, thì chủ sử dụng và các công ty dịch vụ, môi giới ở Việt Nam lại “lập lờ đánh lận”, tô vẽ ra “thiên đường” về thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài, khiến lao động ảo tưởng. Sang đến nơi, sự thật không như mong đợi, nhiều lao động chán nản và bỏ trốn.

Phía Đài Loan cho rằng, nguyên nhân của việc bỏ trốn là do lao động phải chịu mức chi phí quá cao để được sang Đài Loan làm việc, đặc biệt là khoản chênh lệch tiền môi giới. Theo số liệu điều tra thực tế của Ủy ban Lao động Đài Loan đối với lao động các nước nhập cảnh tại sân bay trong năm 2010 và năm 2011, mức phí của người lao động Việt Nam là 5.600 - 6.000 USD, một số lao động bị thu đến 6.500 - 7.000 USD/người.

Một vị phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An, nơi có số lượng lao động đi làm việc ở Đài Loan khá lớn thì cho rằng, hiện có quá nhiều chi nhánh, trung tâm, cơ sở, đầu mối… do doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu lao động lập ra và khoán gọn, nên không kiểm soát và quản lý được. Trong khi đó, nhân viên, cán bộ tạo nguồn của doanh nghiệp, đặc biệt là tại các chi nhánh lại thường xuyên “tô vẽ” nhằm mục đích thu hút được lao động. Đó là chưa kể, phần lớn doanh nghiệp sau khi đưa lao động ra nước ngoài làm việc đã không còn quan tâm đến lao động nữa, không có văn phòng đại diện tại lãnh thổ có lao động mình cư trú.

                                                                                                                                           Phan Long

Xuất khẩu lao động 2013: Làm việc ở đâu nhiều tiền?

Xuất khẩu lao động 2013: Làm việc ở đâu nhiều tiền?
Theo Bộ LĐ-TB&XH, năm 2012, có trên 80.000 người được đưa đi lao động tại nước ngoài, mang lại giá trị từ 1,7-2 tỷ USD. Năm 2013, thị trường nào sẽ được Việt Nam chú trọng, khơi thông? Còn người lao động nên chọn thị trường nào để làm việc đạt hiệu quả kinh tế cao?

Hàn Quốc và Đài Loan là hai thị trường được dự báo sẽ thu hút nhiều lao động nhất trong năm 2013 (Trong ảnh: NLĐ thi tiếng Hàn cuối năm 2011).

Khơi thông thị trường Hàn Quốc

Có thể nói, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... là những thị trường truyền thống của Việt Nam. Đây cũng là những thị trường thu hút đông đảo người lao động (NLĐ) tham gia.

Trong ba thị trường này, Hàn Quốc hiện đang bị tắc vì phía bạn đang tạm dừng tiếp nhận lao động mới theo Chương trình EPS (lao động về đúng hạn vẫn tuyển dụng bình thường - PV).

Tuy nhiên, theo ông Phan Văn Minh - Giám đốc Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), trong năm 2013, nếu Việt Nam thực hiện tốt việc giảm lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp, chắc chắn bạn sẽ ký gia hạn tiếp Chương trình EPS đối với Việt Nam.

Thực tế, trong năm 2012, phía Hàn Quốc vẫn tiếp nhận tới 7.252 lao động Việt Nam (tính riêng Chương trình EPS).

Dù giảm 5.348 lao động so với năm 2011, nhưng con số này vẫn chứng tỏ chủ sử dụng lao động Hàn Quốc rất thích lao động Việt Nam (năm 2011 Hàn Quốc tiếp nhận 12.600 lao động Việt Nam theo Chương trình EPS).

Tín hiệu vui với NLĐ Việt Nam nữa là Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc vừa ra thông báo về mức lương tối thiểu áp dụng cho NLĐ nước ngoài từ 1-1-2013 đến 31-12-013 khá cao.

Thu nhập trung bình của NLĐ làm việc tại Hàn Quốc ở mức trung bình cao nhất sẽ từ 1.300-1.700 USD/tháng (khoảng 26-35 triệu đồng/tháng), còn phổ biến cũng từ 1.000-1.500 USD/tháng.

Theo ông Minh, Hàn Quốc sẽ vẫn là thị trường chủ chốt của Việt Nam trong năm 2013 và sẽ thu hút đông đảo lao động tham gia. Do đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là phải khai thông thị trường này. Việt Nam phải bổ sung một số quy định mới có tính chất ràng buộc đối với NLĐ chuẩn bị đi làm việc tại Hàn Quốc.

“NLĐ trước khi xuất cảnh phải có khoản tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng. Cụ thể, 5 tháng lương trợ cấp thôi việc chủ sử dụng lao động Hàn Quốc trả khi kết thúc hợp đồng, người lao động không được phát tại Hàn Quốc, mà chỉ được nhận khi đã về nước. Nếu người lao động bỏ trốn, số tiền này sẽ sung công quỹ Việt Nam” - ông Minh nói.

Tâm điểm Đài Loan

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, Đài Loan là thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam lớn nhất trong năm 2012, với khoảng 30.500 người. Lao động Việt Nam tham gia thị trường này làm việc trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất chế tạo, cơ khí, may mặc, nông nghiệp, đồ mộc...

Lương cơ bản khoảng 8-9 triệu đồng. Đối với lao động tại nhà máy, công trường làm thêm 2 giờ trong ngày bình thường được trả thêm 33% lương mỗi giờ; làm thêm các giờ tiếp theo được trả thêm 66% lương mỗi giờ; làm thêm ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép được trả lương gấp 2 lần ngày thường.

“Đây sẽ là thị trường tiềm năng của NLĐ Việt Nam trong năm 2013” - giám đốc một Cty XKLĐ nói.

Ngoài Đài Loan, Macau (Trung Quốc) cũng là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam, nhất là lao động có nhu cầu đi làm giúp việc gia đình. Hiện, theo ước tính, có khoảng hơn 10.000 lao động Việt Nam đang làm việc hợp pháp tại đây.

Lao động Việt Nam được đánh giá là cần cù chịu khó, song ngôn ngữ cũng như các kỹ năng khác lại kém lao động đến từ Trung Quốc, Philippines,Indonesia. Lao động đi làm giúp việc, được chủ sử dụng chu cấp miễn phí nơi ăn, ở và tiết kiệm được khoảng 7 triệu đồng/tháng.

Ông Nguyễn Thanh Hoà - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cho biết quý I-2013 sẽ mở rộng đưa lao động sang Lybia. Hiện, tình hình Libya đã tương đối ổn định và bắt đầu có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam. Để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, một số điều kiện của hợp đồng đưa lao động đi làm việc tại nước này sẽ thay đổi.

Trong đó, mức lương tối thiểu sau khi trừ thuế và các khoản đóng góp khác sẽ là 260 USD/tháng đối với lao động không nghề; 300 USD/tháng đối với lao động bán nghề; 320 USD/tháng đối với lao động lành nghề. Trường hợp NLĐ phải đóng thuế thì mức lương cơ bản trong hợp đồng sẽ phải tăng lên tương ứng.

Một số lãnh đạo doanh nghiệp XKLĐ cho biết, nhiệm vụ quan trọng của ngành trong năm 2013 là phải định vị lại lao động Việt Nam, xem lao động nước mình đang đứng ở vị trí nào trong khu vực để nhận biết điểm mạnh và điểm yếu, từ đó khắc phục và phát huy thế mạnh.

Giám đốc một Cty XKLĐ cho biết, để vượt qua khó khăn hiện nay, phải tập trung vào ba yếu tố: đào tạo nguồn lao động tốt (tác phong, nghề nghiệp, ngoại ngữ...); có đơn hàng - đối tác tốt và giám sát chặt chẽ lao động làm việc ở nước ngoài.

“Giờ nhiều doanh nghiệp XKLĐ chết vì các khâu trong quy trình XKLĐ đều lởm khởm. Thậm chí có đơn vị bán cái cho một số tổ chức, cá nhân hưởng lợi mà không trực tiếp đứng ra tuyển dụng và xuất khẩu lao động”- vị lãnh đạo này nói.

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh- Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước cho biết, năm 2012 cả nước đưa được 80.320 người đi làm việc ở nước ngoài (đạt 105%).

Trong đó, một số thị trường đưa được nhiều lao động như: Đài Loan 30.533, Hàn Quốc 9.228, Nhật Bản 8.775, Lào 6.195, Malaysia 9.298 lao động, Campuchia 5.215 lao động... Số lao động này đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, ước tính từ 1,7-2 tỷ USD.

                                                                                                                             Theo Phong Cầm

                                                                                                                                   Tiền Phong